Khóa học kiểm kê khí nhà kính

Việt Nam là một trong 10 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất từ biến đổi khí hậu. Nếu nước biển dâng 100cm thì diện tích đất liền mất đi của Việt Nam dao động từ 20% đến 80% tùy từng vùng miền (ảnh hưởng nặng nhất là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long điển hình như Kiên Giang, Cà Mau …). Chính vì vậy, tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã phát đi thông điệp về mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế trong các chương trình, dự án đầu tư và phát triển bền vững. Việt Nam đã cùng 147 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ; cùng với 103 quốc gia tham gia Cam kết giảm phát thải khí methanol toàn cầu; cùng 140 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cùng 150 quốc gia tham gia Liên minh hành động thích ứng toàn cầu.

Để hoàn thiện khung pháp lý về giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH, Bộ TN&MT đã xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 về quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ô-dôn; Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT; Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg ngày 13/8/2024 về Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê KNK (cập nhật) (trong đó, 2.166 cơ sở có mức phát thải KNK hàng năm từ 3.000 tấn CO2 trở lên phải có trách nhiệm thực hiện kiểm kê KNK, thời hạn hoàn thành trước ngày 31/03 hàng năm (gửi đến Bộ quản lý chuyên ngành) và định kỳ 02 năm (gửi đến UBND cấp tỉnh).

Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cũng ban hành Thông tư số 17/2022/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK và kiểm kê KNK lĩnh vực quản lý chất thải; nghiên cứu đánh giá tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) đến các hoạt động kinh tế – xã hội nhằm đảm bảo Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết về giảm nhẹ phát thải KNK đối với quốc tế; hướng dẫn thực hiện NDC năm 2022, bao gồm mục tiêu giảm phát thải đối với từng lĩnh vực và thích ứng với BĐKH với các biện pháp thực hiện.

Quy định (EU) 2023/956 ngày 10/5/2023 của Ủy ban Châu Âu về thiết lập Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) tại EU áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu vào lãnh thổ Liên minh Châu Âu (EU) bao gồm sắt thép, xi măng, nhôm, điện, phân bón và hydrogen, các nhà nhập khẩu EU phải khai báo trước ngày 31/5 hàng năm về số lượng hàng hóa và phát thải nhúng trong những hàng hóa được nhập khẩu vào EU trong năm trước. Do đó những tổ chức sản xuất có các mặt hàng trên được nhập khẩu và EU cần phải cung cấp thông tin về phát thải của sản phẩm cho nhà nhập khẩu EU, việc có khả năng cung cấp thông tin về phát thải nhúng trong sản phẩm của doanh nghiệp cho khách hàng và các bên liên quan cũng tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường toàn cầu đặc biệt là Châu Âu.

Một báo cáo đầy đủ và chính xác, đáp ứng yêu cầu của các Sở, Ban, Ngành đề ra là mục tiêu mà các doanh nghiệp hiện nay quan tâm, đặc biệt đối với các cơ sở có tên trong danh sách 2.166 cơ sở bắt buộc nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính. Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp đang có hoạt động xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU, thì ngoài đáp ứng các quy định trong nước cần phải hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế và các quy định của Ủy ban Châu Âu.

Mặc dù hiện nay đã có hàng lang pháp lý cũng như các văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn quốc tế, tuy nhiên để các tổ chức/doanh nghiệp thực hiện kiểm kê KNK chủ động thực hiện được các yêu cầu này chuẩn xác, tiêu tốn ít nhất thời gian và các nguồn lực, cá nhân/ tổ chức cần phải trang bị thêm cho mình một cách có hệ thống những kiến thức cần thiết từ các tiêu chuẩn/ quy định quốc tế. Do vậy việc nguồn nhân lực thực hiện các công việc liên quan đến kiểm kê KNK cần được đào tạo bài bản ngay từ đầu là một bước không thể thiếu.

Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, trong thời gian qua đã tiếp nhận và giải đáp rất nhiều các vướng mắc cho các tổ chức/cá nhân đang trong quá trình thực hiện xây dựng Báo cáo kiểm kê KNK theo yêu cầu tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 và Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg ngày 13/8/2024 thông qua việc tham gia các khóa đào tạo về khí nhà kính. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các loại hình tổ chức doanh nghiệp cần kiểm kê KNK, Trung tâm Đào tạo trân trọng giới thiệu các khóa đào tạo sau:

Tên khóa đào tạo Mục tiêu đào tạo Thời lượng đào tạo (ngày)
Tổng quan về quản lý và báo cáo phát thải khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 Học viên sau khóa ĐT hiểu được về:

– Các quy định pháp luật liên quan;

– Quy trình lập báo cáo kiểm kê KNK;

– Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 về kiểm kê KNK

01
Hướng dẫn định lượng, kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 Học viên sau khóa ĐT hiểu được về:

– Các quy định pháp luật liên quan;

– Phương pháp cơ bản nhất để xác định và định lượng các nguồn phát thải hay gặp nhất theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018;

– Tự lập được báo cáo kiểm kê KNK;

– Tính độ không đảm bảo đo (cho tất cả các nguồn phát thải)

03
Hướng dẫn kiểm kê và xây dựng HTQL thông tin kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 Học viên sau khóa ĐT hiểu được về:

– Các quy định pháp luật liên quan;

– Quy trình lập báo cáo kiểm kê KNK;

– Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 về kiểm kê KNK

– Các quy định pháp luật liên quan;

– Phương pháp cơ bản nhất để xác định và định lượng các nguồn phát thải hay gặp nhất theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018;

– Tự lập được báo cáo kiểm kê KNK;

– Tính độ không đảm bảo đo (cho tất cả các nguồn phát thải)

04
Kiểm kê KNK chuyên ngành sản xuất xi măng theo ISO 19694-3:2023 (đáp ứng thông tư 13/2024/TT-BXD và CBAM) Học viên sau khóa ĐT hiểu được về:

– Phương pháp A và B trong kiểm kê nguồn phát thải từ quá trình sản xuất xi măng theo IPCC, WBCSD/CSI và ISO 19694-3:2023

– Kiểm kê cấp cơ sở theo Thông tư 13/2024/TTBXD

– Quy định (EU) 2023/956 ngày 10/5/2023 của Ủy ban Châu Âu và hướng dẫn khai báo phát thải nhúng CBAM chuyên ngành xi măng

03
Hướng dẫn xây dựng báo cáo giảm thải khí nhà kính theo ISO 14064-2:2019 và đáp ứng các quy định hiện hành Học viên sau khóa ĐT hiểu được về:

– Hướng dẫn định lượng giảm thải/loại bỏ KNK theo ISO 14064-2:2019 (áp dụng cho các thông tư về yêu cầu kỹ thuật báo cáo giảm thải của các bộ ban ngành liên quan và các chương trình/dự án trao đổi tín chỉ carbon)

– Hướng dẫn xây dựng đường baseline (đường cơ sở BAU)

– Đại cương về tín chỉ carbon và các loại tín chỉ carbon.

02

 

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các Bộ/Ngành và các quy định hiện hành.

Để biết chính xác các nguồn phát thải tại tổ chức/cơ sở và được hướng dẫn cách xác định các nguồn phát thải đầy đủ và chính xác, liên hệ ngay chuyên gia tư vấn về Khí nhà kính của Trung tâm Đào tạo hoặc đăng ký tham dự các khóa đào tạo nêu trên

Nếu bạn chưa biết doanh nghiệp mình có thuộc đối tượng bắt buộc kiểm kê khí nhà kính hay không, liên hệ ngay để Trung tâm Đào tạo kiểm tra giúp bạn.

ĐỂ DOANH NGHIỆP CỦA BẠN LUÔN TIÊN PHONG TRONG KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH !

 

admin_qtc