ISO/IEC 17065:2012 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối đối với tổ chức tiến hành đánh giá, chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy.Tiêu chuẩn được các tổ chức chứng nhận (TCCN) sử dụng để thiết lập hệ thống chứng nhận sản phẩm và xin công nhận có đủ năng lực chứng nhận sản phẩm.
Để tiến hành đánh giá, chứng nhận sản phẩm, TCCN phải có một cơ cấu thích hợp cho họat động chứng nhận; có các chuyên gia đánh giá về sản phẩm được chứng nhận và hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở xin chứng nhận; quy định về các phương thức đánh giá chứng nhận sản phẩm gồm các yếu tố: lấy mẫu, thử nghiệm, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng, giám sát chất lượng trên thị trường …; xây dựng quy trình đánh giá và các quy định về kháng nghị, tranh chấp …
Các tiêu chuẩn sử dụng để thiết lập hệ thống chứng nhận sản phẩm gồm:
- ISO/IEC 17067:2013 Đánh giá sự phù hợp – Các cơ sở của chứng nhận sản phẩm
- ISO/IEC Guide 28:2004 Đánh giá sự phù hợp – Hướng dẫn về một phương thức chứng nhận sản phẩm của bên thứ ba
- ISO/IEC Guide 53:2005 Đánh giá sự phù hợp – Hướng dẫn sử dụng một hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức trong chứng nhận sản phẩm
- ISO/IEC 17030:2003 Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu chung về dấu sự phù hợp của bên thứ ba.
Nội dung khóa học theo tiêu chuẩn iso/iec 17065:2012
Phần 1: Tổng quan về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quản lý và đảm bảo chất lượng, đánh giá sự phù hợp:
- Các khái niệm cơ bản;
- Tổng quan về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng và quản lý chất lượng;
- Các nguyên tắc của quản lý chất lượng và vận dụng các nguyên tắc Quản lý chất lượng trong đánh giá hợp chuẩn, hợp quy;
- Đánh giá sự phù hợp;
- Các phương thức đánh giá sự phù hợp;
- Yêu cầu đối với hệ thống đảm bảo chất lượng của tổ chức đăng ký chứng nhận sản phẩm.
Phần 2: Quản lý trước đánh giá tại hiện trường (chuẩn bị đánh giá chứng nhận sản phẩm):
- Xem xét yêu cầu chứng nhận: Xem xét phạm vi đánh gía và năng lực của tổ chức chứng nhận sản phẩm, ký kết hợp đồng đánh giá chứng nhận sản phẩm;
- Hoạt động chuẩn bị đánh giá;
- Lựa chọn tiêu chuẩn chứng nhận, xây dựng quy định riêng đánh giá sản phẩm cụ thể;
- Lựa chọn phòng thử nghiệm sản phẩm chứng nhận, phương pháp và cách thức lấy mẫu điển hình theo tiêu chuẩn iso/iec 17065:2012;
- Lựa chọn đoàn đánh giá (tiêu chí lựa chọn chuyên gia đánh giá), thành lập đoàn đánh giá sản phẩm;
- Xác định thời lượng (ngày công) đánh gía;
- Xây dựng kế hoạch đánh giá.
Phần 3: Đánh giá tại hiện trường
- Kỹ năng tiến hành cuộc Họp khai mạc;
- Kỹ năng và kỹ thuật đánh giá;
- Lấy mẫu điển hình sản phẩm, theo dõi thử nghiệm hoăc thử nghiệm tại chỗ;
- Lập báo cáo kết quả đánh giá (Báo cáo các phát hiện đánh giá, biên bản lấy mẫu và kết quả thử nghiệm tại chỗ, báo cáo tổng hợp);
- Kỹ năng tiến hành họp kết thúc;
- Hoạt động sau đánh giá tại chỗ.
Mục đích của khóa đào tạo:
Đối với học viên
- Thấu hiểu các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO/IEC 17065:2012 dưới góc độ của một chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm;
- Hiểu cách thức tổ chức triển khai các cuộc đánh giá chứng nhận sản phẩm;
- Hoàn thiện các kỹ năng cần thiết để trở thành chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức theo tiêu chuẩn iso/iec 17065:2012;
- Xác định được các “điểm không phù hợp”;
- Biết cách xử lý các tình huống khó trong quá trình đánh giá;
- Lập được báo cáo các “điểm không phù hợp” theo chuẩn mực;
- Biết cách theo dõi và hoàn thiện các “Hành động khắc phục”, “Hành động phòng ngừa” và Cải tiến theo tiêu chuẩn iso/iec 17065:2012;
- Nắm được trách nhiệm, quyền hạn & chuẩn mực của tổ chức.
- Xây dựng được hệ thống đánh giá chứng nhận sản phẩm.
Đối với tổ chức, doanh nghiệp
- Giúp cho tổ chức, doanh nghiệp có đội ngũ chuyên gia đánh giá có đủ năng lực và các kỹ năng cần thiết để:
- Quản lý và triển khai các cuộc đánh giá chứng nhận sản phẩm có chất lượng và hiệu quả cao theo tiêu chuẩn iso/iec 17065:2012;
- Giúp Tổ chức chứng nhận thiết lập hệ thống chứng nhận theo chuẩn mực quốc tế, hướng tới mục tiêu “Một tiêu chuẩn, một chứng nhận – chập nhận mọi nơi”
Cấp chứng chỉ đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của Trung tâm Đào tạo – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho các học viên đạt yêu cầu kiểm tra cuối khóa, giúp tổ chức hoàn thiện hồ sơ, phục vụ đánh giá chứng nhận.
Những ai nên tham dự khóa đào tạo :
Lãnh đạo tổ chức, đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR), thư ký ban ISO, cán bộ nhân viên phòng quản lý chất lượng, các cán bộ nhân viên được cử làm chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm.
Phương pháp đào tạo:
Lấy học viên làm trung tâm (learner focused) và giảng viên là người hỗ trợ (moderator, facilitator) đã tạo môi trường học nhằm thúc đẩy các học viên tích cực chia sẻ kiến thức hiểu biết, kinh nghiệm trong lĩnh vực đang công tác, góp phần vào sự thành công của khóa đào tạo.
- Kết hợp giữa lý thuyết, thực hành và các bài tập minh họa;
- Xử lý các tình huống mô phỏng thực tế;
- Học chủ động,